Giới thiệu
Con người là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc, là nhân tố trọng tâm trong quá trình phát triển đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam, nguồn lực về con người được xem là yếu tố quyết định so với các nguồn lực khác. Do đó, nghiên cứu và phát triển tiềm năng con người là vấn đề quan trọng, không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế mà còn là cơ sở, điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Mặt khác, trong xu thế hội nhập và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, chúng ta có nhiều cơ hội song cũng không ít khó khăn, thách thức. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi sự phát triển của con người vừa phải toàn diện song lại phân hoá sâu sắc. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển tiềm năng con người nhằm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu về phẩm chất và năng lực của con người trong thời đại mới.
Hướng nghiên cứu
- Nghiên cứu hiệu ứng tâm lý trước bối cảnh tác động của cuộc cách mạng 4.0.
- Xây dựng ngân hàng công cụ đo lường/đánh giá tâm lý trẻ em trong trường học.
- Nghiên cứu tổ chức và giám sát thực hiện các hoạt động tâm lý trong trường học.
- Nghiên cứu tâm lý cộng đồng dân cư trước bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Định hướng giá trị của thanh niên trong bối cảnh xã hội hiện đại.
- Nghiên cứu khoa học triển khai chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm thần dựa.
- Nghiên cứu việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông như: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp; quản lý hành vi học sinh.
- Nghiên cứu về xây dựng môi trường giáo dục tích cực; giáo dục gia đình và sự phát triển tâm lý trẻ em.
- Nghiên cứu phương pháp dạy học; phương pháp giáo dục và đánh giá giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng chuẩn năng lực giáo viên trong thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông.
Thành viên
A. Nhà nghiên cứu thuộc Đại học Đà Nẵng
- PGS. TS. Lê Quang Sơn, Cơ quan Đại học Đà Nẵng
- PGS.TS Trần Xuân Bách, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- TS Nguyễn Thị Trâm Anh, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- TS Lê Mỹ Dung, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- TS Hồ Thị Thuý Hằng, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- TS Hoàng Thế Hải, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- TS Hà Văn Hoàng, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- TS Nguyễn Thị Hằng Phương, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- TS Lê Thị Lâm, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- ThS Bùi Văn Vân, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- TS Lê Thị Duyên, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- ThS Bùi Đình Tuân, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- TS Bùi Thị Thanh Diệu, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- PGS.TS. Nguyễn Tấn Hưng, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến – ĐHĐN
- Kiến trúc sư Nguyễn Phương Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến – ĐHĐN
- ThS. Nguyễn Văn Thọ, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến – ĐHĐN
- TS. Nguyễn Duy Nhật Viễn, Khoa Điện tử – Viễn thông, Trường ĐHBK- ĐHĐN
- Và các thành viên tích cực khác từ cơ quan Đại học Đà Nẵng, các trường/Khoa/ Viện trực thuộc Đại học Đà Nẵng
B. Nhà nghiên cứu của các cơ quan/doanh nghiệp/tổ chức trong nước
- BS CK II. Lâm Tứ Trung, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng
- ThS Trương Thị Như Hoa, Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Đà Nẵng
- TS Võ Trung Minh, Phòng giáo dục Quận Sơn Trà – Đà Nẵng
- ThS Trần Chí Vĩnh Long, Trường ĐHSP Hồ Chí Minh
C. Chuyên gia nghiên cứu quốc tế
- GS Yoshikawa, Trường Đại học Aichi Gakuin, Nhật Bản
- GS Tina Hoàng, Đại học Quốc gia Chung-Cheng, Đài Loan
- TS Paul Dương Trần, College of Health, Human Service, and Nursing, California State University, Dominguez Hills.
- TS Lê Nguyên Phương, Hiệp hội Tâm lý học đường thế giới
Dự án
- 2021