Giới thiệu
Trong xu thế phát triển bền vững, con người được xác định là yếu tố trung tâm. Mọi chiến lược, chính sách theo định hướng phát triển bền vững, dù là trong lĩnh vực kinh tế, giao thông hay nhiều lĩnh vực khác, đều tập trung hướng đến mục tiêu đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu của con người, cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hành vi, thái độ cũng như cảm nhận của con người về các vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, tương xứng với những nghiên cứu về công nghệ và kỹ thuật. Điều này làm giảm hiệu quả của việc đầu tư cho phát triển đô thị nói chung. Do đó, nghiên cứu về hành vi kinh tế và giao thông bền vững có ý nghĩa quan trọng nhằm hiểu rõ mong muốn cũng như cảm nhận của con người đối với các vấn đề trong cuộc sống, từ đó giúp giải quyết các vấn đề đặt ra của nền kinh tế xã hội và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày càng cao của con người, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Hơn nữa, với điều kiện hạn chế nguồn lực như ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc nghiên cứu, biểu biết và từ đó có những chính sách, giải pháp điều chỉnh hành vi của con người theo hướng phát triển bền vững sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với các giải pháp đầu tư, cải thiện và phát triển về hạ tầng.
Hướng nghiên cứu
1. Nhóm nghiên cứu về hành vi con người và an toàn giao thông
- Nghiên cứu về hành vi lái xe an toàn của người lái ô tô
- Nghiên cứu về hành vi lái xe an toàn của người đi xe máy
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của công nghệ đến hành vi lái xe không an toàn
- Nghiên cứu xung đột giao thông của bộ hành và xe máy, ô tô
2. Nhóm nghiên cứu về kinh tế giao thông
- Nghiên cứu về sự hài lòng và lòng trung thành của người sử dụng phương tiện vận tải công cộng
- Nghiên cứu về hành vi lựa chọn sử dụng phương tiện vận tải công cộng
- Nghiên cứu về hành vi lựa chọn phương tiện vận tải công nghệ
- Nghiên cứu về hành vi lựa chọn những loại hình vận tải chia sẽ
3. Nhóm nghiên cứu hành vi khách du lịch và du lịch bền vững
- Nghiên cứu về động cơ của khách du lịch, trải nghiệm của khách du lịch và phân đoạn thị trường khách du lịch
- Nghiên cứu về hành vi khách du lịch sinh thái
- Nghiên cứu về hành vi khách du lịch di sản
- Nghiên cứu về hành vi khách du lịch ẩm thực
4. Nhóm nghiên cứu về hành vi kinh tế và phát triển bền vững
- Nghiên cứu về hành vi mua sắm thân thiện môi trường
- Nghiên cứu về hành vi sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường
- Nghiên cứu về việc thực hành bao bì bền vững từ người bán/ nhà cưng ứng
- Nghiên cứu về thái độ và hành vi sử dụng bao bì bền vững từ người mua
5. Nhóm nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực cho phát triển bền vững
- Nghiên cứu về năng lực chống chịu của nhân viên trong khủng hoảng
- Nghiên cứu về năng lực chống chịu của doanh nghiệp trong khủng hoảng
- Nghiên cứu về quản trị rủi ro và hành vi tổ chức của doanh nghiệp
Thành viên
1. Từ ĐHĐN
- TS. Nguyễn Phước Quý Duy, DUT-UD (Trưởng nhóm)
- TS. Sử Ngọc Diệp, DUE-UD (Phó trưởng nhóm)
- TS. Trần Triệu Khải, DUE-UD
- TS. Tăng Duệ Âu, UFL-UD
- TS. Huỳnh Thị Mỹ Hạnh, DUE-UD
- TS. Nguyễn Văn Tê Rôn, DUT-UD
- ThS. NCS. Trần Thị Phương Anh, DUT-UD
- ThS. NCS. Bùi Trung Hiệp, DUE-UD
- ThS. NCS. Trần Thị Kim Phương, DUE-UD
- ThS. Lê Thị Phượng, UTE-UD
- ThS. Trà Lục Diệp, DUE-UD
- ThS. Dương Hạnh Tiên, DUE-UD
- ThS. Đinh Trần Thanh Mỹ, DUE-UD
- ThS. Thái Thị Huyền Trâm, DUE-UD
- Và các thành viên tích cực khác từ các đơn vị trong Đại học Đà Nẵng
2. Trong nước
- TS. Nguyễn Văn Tiếp, Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh
- ThS. Bùi Hồng Trung, Sở Giao thông, TP Đà Nẵng
3. Quốc tế
- GS. Lester Johnson, Đại học Swinburne, Úc
- GS. William Young, Đại học Monash, Úc
- GS. Wong Yiik Diew, Đại học Kỹ thuật NanYang, Singapore
- GS. Barry O'Mahony, Đại học Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập
- GS. Inhi Kim, Đại học quốc gia Kongju, Hàn Quốc
- Dr. Oscar Oviedo-Trespalacios, Đại học Kỹ thuật Queensland, Úc
Dự án
- 2021