• NHÓM NGHIÊN CỨU SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG

    ENVIRONMENTAL HEALTH RESEARCH GROUP (ENHE)

  • Nhóm nghiên cứu

    Nghiên cứu và phát triển tiềm năng con người

Giới thiệu

Nhóm nghiên cứu – giảng dạy mang tên “Sức khoẻ môi trường” tên tiếng Anh “Environmental Health” viết tắt “ENHE” là sự kết hợp nghiên cứu của các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu về công nghệ kỹ thuật xử lý môi trường, quản lý tài nguyên môi trường, có kỹ năng thực nghiệm, phân tích, xử lý dữ liệu và tổng hợp vấn đề đến từ khoa Môi trường và khoa Hóa của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng- Đại học Đà Nẵng. Nhóm là nơi để tiến hành nghiên cứu phát triển các kỹ thuật mới trong xử lý môi trường: đất, nước, không khí…để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sức khoẻ môi trường trong thực tế, hướng đến một môi trường phát triển bền vững, đồng thời cập nhật kiến thức khoa học mới vào nội dung giảng dạy. Ngoài ra, nhóm cũng là một địa chỉ nhằm thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị nghiên cứu và sản xuất trong và ngoài nước. Sự ra đời của nhóm sẽ góp phần tạo ra động lực phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và hiện đại hóa khu vực.

Hướng nghiên cứu

Mô tả sơ bộ về hướng nghiên cứu phát triển các kỹ thuật mới trong chế tạo vật liệu nano trong hấp phụ, xử lý chất hữu cơ trong môi trường nước

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm hữu cơ và các hợp chất độc hại (PCBs, PAHs) trong môi trường nước (sông, hồ, đại dương…) ngày càng trở nên trầm trọng và thành phần ô nhiễm phức tạp, cần tiến hành nghiên cứu các kỹ thuật chế tạo vật liệu nano trong xử lý hấp phụ các hợp chất bền vững này trong môi trường nước. Các chất ô nhiễm hữu cơ chủ yếu:
– Hợp chất kerosenDầu tràn (kerosen) từ hoạt động giao thông đường thuỷ;.
– PCBs từ hoạt động của ngành điện, chất thải;.
– PAHs trong chất thải rắn, nước thải;.
– Một số hợp chất hữu cơ bền vững POPs khác.

Mô tả sơ bộ về hướng nghiên cứu tổng hợp các vật liệu thân thiện với môi trường và chi phí thấp xử lý các chất ô nhiễm trong môi trường nước và môi trường không khí

Tổng hợp các vật liệu ít tác động đến môi trường trong quá trình áp dụng loại bỏ các chất ô nhiễm trong môi trường nước và môi trường không khí được thải ra từ hoạt động của các nhà máy sản xuất ở khu công nghiệp. Sản phẩm vật liệu thân thiện với môi trường được tiếp cận theo các hướng như quá trình tổng hợp ít sử dụng hóa chất hoặc hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, quá trình xử lý các chất ô nhiễm ít sinh ra các chất ô nhiễm thứ cấp, sản phẩm sau quá trình xử lý có thể là nguyên liệu sử dụng cho hoạt động khác, vật liệu có khả năng tái chế sử dụng lại nhiều lần hoặc vật liệu được tổng hợp từ rác thải, chế phẩm của các ngành công nghiệp hoặc nông nghiệp. Các chất ô nhiễm trong môi trường nước được quan tâm để xử lý bằng các vật liệu thân thiện với môi trường bao gồm photpho và các kim loại nặng. Ngoài ra, hướng nghiên cứu còn tập trung xử lý các chất ô nhiễm môi trường không khí như SO2 và CO2.

Mô tả sơ bộ về hướng nghiên cứu sự lan truyền độc chất trong các thành phần môi trường đất, nước ngầm và không khí

Với hướng nghiên cứu sự tích luỹ độc chất môi trường và sức khoẻ của các đối tượng môi trường (cơ thể sống, môi trường đất, môi trường nước…), chúng tôi tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các khu vực bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất công nghiệp và các khu vực bị tổn thương bởi các độc chất môi trường. Đây là hướng nghiên cứu liên môn, là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như Hoá phân tích, Hoá địa, Hoá lý và Địa vật lý môi trường. Đối với nghiên cứu sự tích luỹ độc chất môi trường trong cơ thể sống, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích hoá lý kết hợp với phương pháp thống kê hoá học (chemometrics), phương pháp điều tra khảo sát thực địa, đối chiếu so sánh với các kết quả nghiên cứu trong một phạm vi thời gian cụ thể để đưa ra được quy luật tích luỹ, đào thải độc chất trong cơ thể sống. Đối với nghiên cứu sự tích luỹ độc chất trong các đối tượng môi trường đất, nước, nước ngầm, chúng tôi sử dụng các mô hình tính toán, mô phỏng sự lan truyền các chất ô nhiễm/ độc chất trong môi trường và các phương pháp đo ảnh điện không xâm thực 2D, 3D kết hợp với các phương pháp lấy mẫu phân tích để chứng thực sự tin cậy của kết quả đo đạc.

Mô tả sơ bộ về hướng nghiên cứu tích hợp sự ảnh hưởng của chất lượng môi trường sống đến sức khoẻ con người và sinh vật

– Quan trắc, khảo sát hiện trạng các vấn đề môi trường nổi trội (ô nhiễm không khí, đất, nước).
– Tính toán, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sinh vật.

Hướng nghiên cứu về phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu

– Đánh giá phát thải ô nhiễm môi trường không khí từ giao thông, sản xuất công nghiệp, hoạt động sinh hoạt,…
– Đề xuất và đánh giá hiệu quả các hướng phát triển nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển bền vững.

Mô tả sơ bộ về hướng nghiên cứu ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường

Ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng (GIS) là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh vấn đề quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường là rất cấp bách. Sự tối ưu hóa trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu chi phí thời gian, sức lực và tiếp cận thế giới trong bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ đắc lực cho các nhà hoạch định chiến lược chính sách trong vấn đề ra quyết định hướng tới bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường.

Thành viên

  1. PGS.TS Lê Phước Cường, Hóa học môi trường
  2. TS Nguyễn Đình Huấn, Công nghệ môi trường
  3. PGS.TS Phạm Thị Kim Thoa, Kỹ thuật môi trường và Sinh thái môi trường
  4. PGS.TS Lê Thị Xuân Thuỳ, Hóa học môi trường
  5. TS Lê Năng Định, Kỹ thuật môi trường
  6. TS Trần Thị Minh Phương, Kỹ thuật môi trường
  7. TS Hồ Hồng Quyên, Hóa học ứng dụng
  8. TS Nguyễn Thị Thanh Xuân, Hóa, lý
  9. TS Đặng Quang Hải, Công nghệ môi trường
  10. TS Lê Hoàng Sơn, Quản lý môi trường
  11. TS Trần Vũ Chi Mai, Kỹ thuật môi trường
  12. ThS Hoàng Ngọc Ân, Hóa, môi trường
  13. PGS.TS Nguyễn Tấn Hưng, Công nghệ thông tin và truyền thông
  14. TS Trương Cao Dũng, Vật liệu, linh kiện quang/điện
  15. TS Ngô Đình Thanh, Điện tử, IoT, AI
  16. ThS Vũ Văn Thanh, Điện tử, Robot, IoT, AI
  17. ThS Hồ Đức Tâm Linh, Vật liệu, linh kiện quang/điện